Gỗ Công nghiệp
04/05/2022 10:22
I. VÁN AN CƯỜNG
Ngoài ra An Cường là công ty duy nhất trong ngành gỗ Việt Nam đạt được giấy chứng nhận Green Label do Singapore cấp – đây là giấy chứng nhận danh giá nhất tại khu vực về sản phẩm xanh-sạch-thân thiện và bảo về môi trường.
A – CÁC LOẠI VÁN THÔ CÔNG NGHIỆP
1.Tấm MFC thường và chống ẩm lõi xanh V313: có tỷ trọng 700 – 740 kg/m3
2. Tấm MDF thường và chống ẩm lõi xanh V313: có tỷ trọng 700 – 780 kg/m3
3. Tấm HDF và Black HDF siêu chống ẩm V313, tiêu chuẩn E1: Ván HDF có tỷ trọng 800 – 890 kg/m3, Ván Black HDF có tỷ trọng 840 – 950 kg/m3
4. Tấm OSB (hay còn được gọi là ván dăm định hướng): Với kết cấu là ván ép dăm nhưng kích thước dăm gỗ lớn hơn rất nhều so với các loại ván khác.
5. Tấm WPB: Với kết cấu gốc nhựa, tấm WPB có trọng lượng nhẹ chậm cháy và hoàn toàn chống nước, có độ bền vượt trội, đặc biệt không mối mọt, không ẩm mốc.
6.1 Gỗ Plywood chống nước: Tỷ trọng 575 – 600 kg/m3
6.2 Gỗ Plywood trọng lượng nhẹ: Tỷ trọng 450 – 480 kg/m3
B – CÁC LOẠI CHẤT LIỆU PHỦ BỀ MẶT:
1. Melamine: Hiện nay An Cường có sẵn 300 màu từ các mầu trơn như đen-trắng …đến các mầu vẫn gỗ, từ hiện đại đến giả cổ…. tất cả đều giống như gỗ thật. Melamine thường được phủ trên ván dăm (MFC), ván MDF, ván HDF, ván Plywood.
2. Laminate: Với đặc tính nổi bật là khả năng chịu trầy xước cao, chịu va đập tốt, chịu nhiệt độ cao, độ bền nên đến hàng chục năm. Với hơn 800 mầu, đủ kích cỡ từ nhỏ đến lớn, đủ các loại độ dày từ 0.6mm đến 1.3mm, từ loại tiêu chuẩn đến loại uốn cong, từ loại thông dụng đến loại chống hóa chất, từ loại trong nhà đến loại sử dụng ngoài trời.
3. Veneer: là lớp gỗ tự nhiên được lạng mỏng và dán lên các loại ván dăm, MDF, HDF….
4. Eco Veneer: Đây là sản phẩm hỗn hợp gồm sợi cellulose gỗ kết hợp với nhựa. Lớp bề mặt là sợi cellulose gỗ được hoàn thiện bởi lớp PU có hiệu ứng bề mặt như thật và độ chống trầy xước như Veneer tự nhiên thổi PU.
5. Acrylic: Bề mặt chất liệu acrylic có động nhẵn bóng và phẳng mịn cao hơn gấp 2 lần so với các loại ván gỗ phủ sơn, dễ lau chùi. Màu sắc acrylic rất phong phú với hơn 100 màu từ màu trơn, metalic đến những mầu vân gỗ sang trọng. Hiện có 3 loại acrylic sau: acrylic pha lê, acrylic chống trầy 6H, acrylic bóng gương.
6. Piano gloss: (cao cấp hơn acrylic) chất lượng đẹp như nước sơn đàn piano.
II. VÁN MINH LONG
1. Ván dăm, gỗ dăm: là một sản phẩm có thành phần là các dăm gỗ, chất kết dính và các thành phần khác được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao.
2. Ván MDF: là một sản phẩm có thành phần chính là sợi gỗ hay bột gỗ (ván sợi mật độ trung bình) được chế biến từ các loại gỗ mềm và gỗ cứng, chất kết dính và một số thành phần khác, được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao.
3. Gỗ HDF: là một sản phẩm có thành phần chính là sợi gỗ hay bột gỗ (ván sợi mật độ cao) được chế biến từ các loại gỗ mềm và gỗ cứng, chất kết dính và một số thành phần khác được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao.
4. Gỗ ghép thanh: là một sản phẩm được sản xuất bằng cách ghép các thanh gỗ tự nhiên có kích thước nhỏ lại với nhau nhờ chất kết dính và được ép dưới nhiệt độ và áp suất quy định để tạo thành những tấm ván có kích thước lớn hơn.
5. Gỗ dán (gỗ Plywood, ván ép, ván dán): là tấm vật liệu được làm từ nhiều lớp gỗ tự nhiên lạng mỏng khoảng 1 mm. Các lớp gỗ này được sắp xếp vuông góc theo hướng vân gỗ của mỗi lớp, rồi được ép vào nhau dưới nhiệt độ và áp suất cao với sự tham gia của các chất kết dính.
6. Ván dăm định hướng OSB: là một sản phẩm có thành phần cấu tạo là vỏ bào và các chất kết dính.
Cùng với sự đa dạng của các loại cốt ván gỗ công nghiệp thì bề mặt trang trí cũng rất phong phú:
1. Melamine:là một loại giấy thường được sử dụng để ép trên các loại cốt ván như: ván dăm, ván MDF, ván dán …
2. Laminate:bao gồm nhiều lớp giấy, mỗi lớp có chức năng riêng biệt thường được sử dụng để ép trên các loại cốt ván như: ván dăm, ván MDF, ván HDF để có được bề mặt vân gỗ đẹp, có độ bảo vệ cho sản phẩm.
3. Veneer:là các lớp gỗ tự nhiên được lạng mỏng từ cây gỗ tự nhiên được dán lên các tấm cốt ván như: MDF, HDF hay gỗ ghép thanh để ứng dụng vào sản xuất đồ nội thất.
4. Acrylic:là một loại nhựa có nguồn gốc từ tinh chế dầu mỏ và thường được ép lên các tấm vật liệu gỗ công nghiệp để ứng dụng trong sản xuất đồ nội thất.